PHP là gì? Ưu và Nhược điểm khi làm việc với PHP

Nói đến ngôn ngữ lập trình, chắc nhiều người nghĩ ngay đến C, JavaScript,… Vậy các bạn có biết các ngôn ngữ khác như Ruby, Python, hay PHP không? Chuyên về một ngôn ngữ nào đó là rất tốt, nhưng chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu các ngôn ngữ khác. Cơ hội sẽ rộng mở hơn cho những ai biết nhiều. Hôm nay, mình xin trình bày về ngôn ngữ PHP là gì và những ưu nhược điểm khi làm việc với nó

PHP là gì? Ưu và Nhược điểm khi làm việc với PHP

Tổng quan về PHP

Có thể nói PHP là một loại ngôn ngữ lập trình kịch bản, một loại mã lệnh chủ yếu được sử dụng nhằm phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ. Do có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML nên nó rất thích hợp để viết web. PHP có cú pháp na ná C và Java, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, tối ưu hóa các ứng dụng web. Bên cạnh đó, nó được đánh giá là dễ học và bạn có thể hoàn thành dự án nhanh hơn so với sử dụng các ngôn ngữ khác.

Tổng quan về PHP
Tổng quan về PHP

Bên cạnh sự đóng góp của cộng đồng thì ngôn ngữ, tài liệu, thư viện của PHP cũng được phát triển bởi Zend Inc (công ty xây dựng, quản lý và phát triển PHP)

PHP do Ramus Lerdorf sáng lập, với mục đích ban đầu chỉ để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông này. Sau đó, ông đã viết một bộ thực thi lớn hơn, thực hiện được các chức năng rộng hơn với ngôn ngữ C. Bộ thực thi ấy có khả năng truy vấn đến các cơ sở dữ liệu và hỗ trợ phát triển các ứng dụng web giản đơn. Trải qua các lần phát triển và cải tiến, PHP đã dần hoàn thiện mình. Đến nay, đã có phiên bản PHP7 cải thiện được nhiều khuyết điểm của các phiên bản trước, cập nhật nhiều tính năng hơn. Các phiên bản cũ hầu như không còn được sử dụng nữa, chỉ có PHP5 và PHP7 là được cài đặt nhiều.

PHP 5

PHP 4 có những yếu kém trong khả năng hỗ trợ OOP (lập trình hướng đối tượng), xử lý XML, dịch vụ web yếu. Thêm vào đó, nó không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL4.1 và 5.0. Do vậy, Zeev và Andi đã viết Zend Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Năm 2003, PHP 5 Beta 1 được công bố rộng rãi, đây cũng là phiên bản đầu tiên của Zend Engine 2.0. Không lâu sau đó phiên bản Beta 2 cũng được ra mắt có thêm hai tính năng: Iterators và Reflection, còn tính năng namespaces thì bị loại khỏi mã nguồn. Đến tháng 12 năm 2003 PHP 5 Beta 3 ra đời nhằm kiểm tra việc phân phối kèm với Tidy, khả năng gọi các hàm PHP bên trong XSLT. Bên cạnh việc bỏ hỗ trợ Windows 95 thì PHP 5 Beta 3 đã khắc phục nhiều khiếm khuyết hơn và có thêm nhiều hàm mới. Qua nhiều bản kiểm tra thử sau đó như Beta 4, RC 1,…, cuối cùng PHP 5 bản chính thức được công bố vào 13/7/2004. Tuy nhiên phiên bản này vẫn còn mắc một số lỗi, chẳng hạn lỗi xác thực HTTP.

Phiên bản PHP5
Phiên bản PHP5

Mãi đến 14/7/2005 thì PHP 5.1 Beta 3 mới đánh dấu được tầm cao mới của PHP với sự góp mặt của PDO – được xem là một nỗ lực trong việc tạo ra một hệ thống API nhất quán. Ngoài ra, nhân Zend Engine 2 cũng có nhiều cải tiến, mô đun PCRE được nâng cấp lên phiên bản PCRE 5.0 với các tính năng, cập nhập mới trong SOAP, SPL và streams.

PHP 7

Phiên bản PHP7
Phiên bản PHP7

phiên bản PHP7 sử dụng bộ nhân Zend Engine mới, đẩy tốc độ nhanh gấp đôi. Bên cạnh đó, nó được thêm vào nhiều cú pháp, tính năng, nên mạnh mẽ hơn hẳn. Các tính năng nổi bật mới được cập nhật thêm như:

  • Có thêm các toán tử mới (<=>, ??,…).
  • Thiết lập kiểu dữ liệu cho các biến.
  • Xác định được kiểu dữ liệu đưa về cho 1 hàm.

Cú pháp

Điều đặc biệt là PHP chỉ xử lý được các đoạn mã nằm trong các dấu giới hạn của nó, nếu nằm ngoài thì chúng sẽ được xuất ra trực tiếp mà không thông qua phân tích. Các dấu giới hạn: <?php và ?> (tương ứng với mở và đóng) là được sử dụng nhiều nhất.

Các biến không cần xác định trước kiểu dữ liệu và được xác định bằng cách thêm vào trước dấu $. Xét về ngôn ngữ, cú pháp các từ khóa, PHP hầu như gần giống với các ngôn ngữ lập trình bậc cao cú pháp kiểu C. Các hàm If, For, while, các hàm trả về đều khá giống cú pháp của các ngôn ngữ C++, C, Java hoặc Perl.

Ưu điểm của PHP

Ưu điểm của PHP
Ưu điểm

Miễn phí, mã nguồn mở

  • Do tính chất này mà bạn cài đặt và tùy biến thoải mái, không tốn phí.
  • Bởi vì mã nguồn mở nên bạn cài đặt được trên gần như tất cả các web server phổ biến hiện nay như IIS, Apache…
  • Bạn có nhiều cơ hội học tập và nắm bắt ngôn ngữ này hơn mà không lo phải mất nhiều tiền chi trả học phí. Hiện nay một số diễn đàn, web dạy học khá tốt, bạn có thể học online mà vẫn nắm được kiến thức.

Cấu trúc đơn giản

  • Đây là điểm cộng cực lớn cho ngôn ngữ này. Điều ấy cũng giúp cho người học dễ nắm bắt và tốn ít thời gian học tập hơn.

Cộng đồng sử dụng đông đảo.

  • Hiện nay, PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình web hàng đầu. Cộng đồng sử dụng nó rất đông, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn gặp khó khăn.
  • Cũng nhờ cộng đồng lớn mà việc cập nhật, vá lỗi, thử nghiệm các phiên bản mới khá linh hoạt, nhanh chóng. Ngoài ra còn có rất nhiều PHP IDE dành cho lập trình viên lựa chọn.
  • Dĩ nhiên là việc chia sẻ kinh nghiệm cũng dồi dào nhờ cộng đồng hỗ trợ. Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều diễn đàn, forum, blog sôi nổi, với rất nhiều sách lập trình PHP, case study, bài viết được chia sẻ mỗi ngày.

Thư viện phong phú

  • Nguồn thư viện script PHP cực kỳ đa dạng, phong phú tha hồ cho bạn tìm hiểu, tham khảo. Bạn có thể tìm thấy trên này đủ thể loại, từ những cái vụn vặt như 1 hàm (PHP.net), 1 đoạn code, cho đến những cái to hơn như Framework (Symfony, Zend, CogeIgniter,…) cho đến các ứng dụng hoàn chỉnh như WordPress, Joomla,…

Hỗ trợ kết nối các DB (hệ cơ sở dữ liệu)

  • Đáp ứng rất tốt yêu cầu xây dựng web sử dụng hệ cơ sở dữ liệu. Nhờ tích hợp sẵn các DB Client mà PHP rất dễ kết nối với các DB thông dụng (phổ biến là: Cassandra, MySQL, MS SQL, Oracle,…)
  • Nếu bạn sử dụng PHP, công việc nâng cấp hay cập nhật các Database Client không còn quá phức tạp nữa. Bạn chỉ cần thay thế các Extension sao cho phù hợp với hệ cơ sở dữ liệu cần làm việc là xong.

Lập trình hướng đối tượng

  • Ngay từ phiên bản PHP 5, PHP đã hỗ trợ đáng kể cho việc lập trình hướng đối tượng như Autoload, Inheritance, Interface, Abstraction, Polymorphism, Encapsulation,…
  • Lập trình viên cũng dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận cũng như mở rộng các ứng dụng bởi ngày càng nhiều Framework và ứng dụng PHP viết theo kiểu lập trình hướng đối tượng.

Bảo mật cao

  • Mã nguồn mở và cộng đồng phát triển tích cực nên PHP có thể nói là khá an toàn.
  • Bạn cũng có thể nâng cao tính bảo mật cho ứng dụng của mình bằng cách sử dụng session, kỹ thuật ép kiểu, các hàm filter dữ liệu, thư viện PHP Data Object (PDO).
  • Các ứng dụng sẽ càng kiên cố hơn nếu bạn kết hợp với các kỹ thuật bảo mật ở các tầng khác.

Khả năng mở rộng

  • Do được xây dựng trên ngôn ngữ C và lại là mã nguồn mở nên bạn có thể thoải mái mở rộng các ứng dụng PHP.
  • Bên cạnh đó, PHP cho phép tương tác với hầu hết các ứng dụng thông dụng như Streaming, xử lý ảnh, Email, nén dữ liệu, mã hóa, thao tác file PDF, Office,…
  • Người dùng có thể tạo lập các Extension nhằm tối ưu, bổ sung các chức năng cho PHP, chuẩn hóa Core của nó theo các mục đích của họ.

Cơ hội việc làm nhiều

  • Nếu bạn Google việc làm về IT sẽ thấy được tin tuyển dụng lập trình viên PHP rất nhiều. PHP là ngôn ngữ chủ đạo trong lập trình web mà ngày nay xu thế thiết kế web ngày một tăng, người người nhà nhà lập website, các shop kinh doanh nhỏ cũng lập website, thì nhu cầu việc làm cho dân chuyên là rất lớn.
  • Ngoài ra, PHP gọn nhẹ, đơn giản hỗ trợ bạn xử lý được nhiều công việc nên cũng được nhiều công ty ưa chuộng.

Tiềm năng lớn

  • Với phiên bản PHP 7 khá hoàn thiện nhưng đội ngũ phát triển chưa bao giờ tự mãn. Giới công nghệ đánh giá PHP sẽ còn phát triển, hoàn thiện hơn nữa nhằm giữ vững ngôi vị của mình và đem đến sản phẩm tốt hơn cho cộng đồng.

Nhược điểm

Nhược điểm của PHP
Nhược điểm

Chỉ phù hợp cho thiết kế Web

  • PHP với các đặc tính của nó, rất phù hợp cho việc thiết kế website. Tuy nhiên, khi bước qua các lĩnh vực khác, nó gặp nhiều khó khăn.
  • Nếu như bạn có thể thiết kế web, ứng dụng desktop, windows phone app với ngôn ngữ C# hay thiết kế web, desktop app, ứng dụng android với Java thì PHP chỉ làm được việc thiết kế web mà thôi. Nghĩa là trong khi các ngôn ngữ khác có thể làm đa năng thì PHP lại hạn chế khả năng này.
  • Nếu công ty của bạn cần phát triển và mở rộng quy mô hơn nữa thì nên cân nhắc việc sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP.

Cấu trúc ngữ pháp

  • Một nhược điểm to đùng khác là cấu trúc ngữ pháp của PHP khá hạn chế. Nó được thiết kế lỏng lẻo, không gọn gàng, đẹp mắt như các ngôn ngữ khác.

Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, PHP có những ưu nhược điểm riêng của nó. Lựa chọn học PHP thì có thể dễ dàng, nhanh chóng hơn các loại khác, nhưng đến khi bạn cần viết ứng dụng di động (chẳng hạn) bạn lại gặp khó khăn. Tuy vậy, nhiều người chọn nó và quyết tâm theo đuổi vì tiềm năng PHP vẫn nhiều và ngày một tăng. Và theo tôi, dù bạn có quyết định như nào thì quan trọng vẫn là sự nỗ lực của chính bạn. Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *